Các nguồn nhiệt Gradien địa nhiệt

Nhiệt độ trong lòng Trái Đất tăng theo chiều sâu. Tại mọi nơi bên dưới bề mặt của Trái Đất ở độ sâu từ 80 đến 100 km (50-60 dặm) là vật chất độ nhớt cao hoặc đá nóng chảy một phần, có nhiệt độ từ 650 đến 1200 °C (1200 đến 2200 °F). Nhiệt độ ở ranh giới lõi trong (inner core) và lõi ngoài (outer core) của Trái Đất, độ sâu sâu khoảng 3.500 km, được ước tính là 5650 ± 600 độ Kelvin.[4] Tổng nhiệt của Trái Đất vào cỡ 1031 joule.

Nhiệt từ phân rã phóng xạ của U238 và Th232 là đóng góp chính cho Earth's internal heat budget.

Các nguồn nhiệt của Trái Đất có:

  • Nhiệt nguyên thủy chiếm phần lớn nội nhiệt Trái Đất.
  • Nhiệt từ phân rã của các nguyên tố phóng xạ. Các đồng vị chính hiện còn thì có Kali K40, Urani U238, U235 và Thori Th232. Sanders R. (2003) cho rằng phân rã phóng xạ cấp khoảng 80% của nội nhiệt Trái Đất.[5] Các ước tính khác thì cho rằng nó chiếm 45 đến 90%.[6]
  • Nhiệt do các thiên thể va chạm với Trái Đất, trong đó có phần nhiệt các thiên thể này mang theo.
  • Nhiệt tỏa ra do chuyển pha vật chất: kết tinh các thể lỏng, ngưng tụ thể hơi.
  • Nhiệt sinh ra do ma sát của nước với đất đá trong dịch chuyển khối nước do thủy triều.
  • Do tương tác từ trường Trái Đất với trường ngoài.
Các đồng vị sinh nhiệt chính trong đất hiện thời[7]
Đồng vịLượng nhiệt

[W/kg đồng vị]

Kỳ bán rã

[năm]

Mật độ trung bình ở manti

[kg đồng vị/kg manti]

Lượng nhiệt

[W/kg manti]

238U9.46 × 10−54.47 × 10930.8 × 10−92.91 × 10−12
235U5.69 × 10−47.04 × 1080.22 × 10−91.25 × 10−13
232Th2.64 × 10−51.40 × 1010124 × 10−93.27 × 10−12
40K2.92 × 10−51.25 × 10936.9 × 10−91.08 × 10−12
Bản đồ dòng nhiệt toàn cầu, tính ra mW/m2 [8]